Tham khảo lịch sử Himiko

Vị Nữ hoàng pháp sư Himiko được ghi lại trong nhiều thư tịch lịch sử cổ, vào khoảng thế kỷ 3 ở Trung Quốc, thế kỷ 8 ở Nhật Bản, và thế kỷ 12 ở Triều Tiên.

Nguồn Trung Quốc

Một đoạn văn bản của Nguỵ chí (khoảng năm 297)

Ghi chép lịch sử đầu tiên về Himiko được tìm thấy trong thư tịch cổ Trung Quốc. "Tam quốc chí" (三國志) (khoảng năm 297), phần "Ngụy chí" (魏志) viết về lịch sử nhà Tào Ngụy (220-265), có phần "Oa nhân truyện" (倭人傳, tiếng Nhật là Wajinden 倭人伝) với sự miêu tả cổ nhất về Himiko (hay Pimiko 卑彌呼) và Yamatai.

Người Oa (倭人; Oa nhân) cư ngụ ở giữa đại dương trên một quân đảo có núi cao ở phía Đông Nam của [tỉnh] Đới Phương. Trước đây họ có hơn một trăm bộ tộc. Dưới thời Hán, [sứ thần người Oa] đến triều đình; ngày nay, ba mươi bộ tộc vẫn còn giao thiệp [với chúng ta] qua các đoàn sứ thần và người ghi chép. (tr. Tsunoda 1951:8)

Nguồn sơ sủ này tả lại việc Himiko lên ngôi.

Đất nước trước đây do đàn ông cai trị. Trong khoảng bảy mươi đến tám mươi năm trước, liên tục có chiến tranh loạn lạc. Ngay sau đó, nhân dân đồng tình chọn một người phụ nữ lên cai trị. Tên của bà là Himiko (卑彌呼), và khi lên ngôi bà mới mười bốn tuổi. Bà luôn dành hết thời gian cho phép thuật và phù thủy, dùng phép thuật mê hoặc mọi người. Mặc dù đã đến tuổi trưởng thành, bà vẫn không kết hôn. Bà có một người em trai trợ giúp cho bà trong việc trị quốc. Sau khi lên ngôi, rất ít người nhìn thấy bà. Bà có một ngàn người hầu nữ, nhưng chỉ có một người đàn ông. Anh ta phục vụ bà trong việc ăn uống và làm một sứ giả truyền thông điệp. Bà cư ngụ trong một cung điện có tháp và cọc chắn bao quanh, với cấm vệ luôn canh giác cẩn mật. (tr. Tsunoda 1951:13)

"Ngụy chí" cũng ghi lại việc giao tế giữa hai triều đình Ngụy và Oa. Các sứ thần của Himiko lần đầu đến triều kiến Hoàng đế Tào Duệ năm 238, và ông đã gửi thư hồi đáp.

Himiko, Oa Nữ vương nhận chiếu, người giờ ta chính thức coi là người bạn của nước Ngụy. [...Sứ thần của người] đã đến đây với cống phẩm, bao gồm bốn nô lệ nam và sáu nô lệ nữ, cùng với hai mảnh vải có họa tiết, mỗi mảnh dài hai mươi thước. Người sống ở rất xa trên biển; mà vẫn gửi sứ thần cùng cống phẩm. Trẫm đánh giá rất cao lòng trung hiếu của người. Do đó, Trẫm sắc phong cho người tước hiệu "Thân Ngụy Oa Vương", cùng ấn vàng với dải lụa tím. Những thứ sau, đã được đóng gói cẩn thận, sẽ được gửi đến cho người qua một vị Thái thú. Trẫm hy vọng vương sẽ cai trị nhân dân trong hòa bình và gắng tận tụy và thần phục. (tr. Tsunoda 1951:14)

Cuối cùng, "Ngụy chí" (tr. Tsunoda 1951:15) ghi lại rằng năm 247 khi một Thái thú mới đến quận Đới Phương ở Triều Tiên, Nữ hoàng Pimiko chính thức than phiền về sự thù địch với Himikuku (hoặc Pimikuku 卑彌弓呼) Vua của Kunu (狗奴, "Cẩu Nô"). Viên Thái thú phái "Chang Chêng, Quyền Tổng trấn biên thùy" với "tuyên cáo khuyên nhủ hòa giải", và sau đó,

Khi Himiko từ trần, một gò lớn nổi lên, đường kính đến hơn một trăm bộ. Hơn một trăm người hầu nam nữ theo bà vào trong mộ. Sau đó, một vị vua được đưa lên ngai vàng, nhưng dân chúng không tuân lệnh ông. Ám sát và giết người tràn đến; hơn một nghìn người bị giết. Một người họ hàng của Pimiko tên là Iyo [壹與] (Nhất Dữ), một cô gái mười ba tuổi, sau đó lên ngôi vua và trật tự được phục hồi. Cheng ra tuyên bố rằng Iyo trở thành người cai trị. (tr. Tsunoda 1951:16)

Những nhà chú giải coi chữ "Iyo" (壹與, with "Nhất", với một biến thể cổ hơn của ) là bản chép sai của chữ Toyo (臺與, với chữ "đài"), tương đương với việc Ngụy chí viết chữ Yamatai 邪馬臺 (Tà Mã Đài) thành Yamaichi 邪馬壹 (Tà Mã Nhất).Nguồn sử liệu của hai triều đại Trung Quốc nữa cũng đề cập đến Himiko. Trong khi rõ ràng là cả hai đều kết hợp từ các ghi chép trong "Ngụy chí", chúng cũng có một số thay đổi, ví dụ như ghi rõ "khoảng bảy mươi đến tám mươi năm" chiến tranh của người Oa diễn ra vào khoảng 146 đến 189, dưới thời vua Hán Hoàn ĐếHán Linh Đế. Hậu Hán thư năm 432 (後漢書) ghi rằng "Vua nước Đại Oa cư ngụ ở một nước gọi là Yamadai" (tr. Tusnoda 1951:1), chứ không phải Nữ hoàng.

Dưới triều vua Hoàn Đế (147-168) và Linh Đế (168-189), nước Oa ở trong tình trạng nhiễu loạn, chiến tranh và xung đột ở khắp nơi. Trong nhiều năm, không có người cai trị. Sau đó một phụ nữ tên là Himiko xuất hiện. Vẫn chưa xuất giá, bà dùng hết thời gian của mình cho phép thuật phù thủy, mê hoặc dân chúng. Bởi vậy, họ tôn bà lên ngai vàng. Bà có nhiều người hầu gái, nhưng ít ai thấy được bà. Chỉ có một người đàn ông phụ trách tủ quần áo, bữa ăn và làm nhiệm vụ truyền lệnh cho bà. Bà cư ngụ trong một cung điện có tháp và cọc chắn bao quyanh với sự bảo vệ của binh lính. Luật pháp và phong tục ở đây nghiêm khắc và khắt khe. (tr. Tusnoda 1951:2-3)

Tùy thư (隋書) năm 363, thay đổi đi số lượng người hầu nam của Himiko.

Dưới triều Hoàn Đế và Linh Đế, nước Oa rơi vào cảnh hỗn loạn, không có người cai trị trong một thời gian dài. Sau đó, một người phụ nữ tên là Pimiko thu hút dân chúng bằng các loại hình ma thuật. Đất nước lại được thống nhất và bà lên ngôi Nữ hoàng. Một người em trai trợ giúp cho Pimiko trị quốc. Nữ hoàng Pimiko có một ngàn người hầu nữ. Khuôn nhan của bà khó có ai nhìn thấy. Bà chỉ có hai người hầu nam. Họ phục vụ việc ăn uống và làm người trung gian truyền tin. Nữ hoàng sống trong một cung điện, có tường, cọc chắn bao quanh dưới sự bảo vệ của binh lính; kỷ luật của họ rất nghiêm khắc. (tr. Tsunoda 1951:28-29)

Nguồn Nhật Bản

Cả hai sử liệu cổ nhất của Nhật Bản, Kojiki năm 712 (古事記 "Cổ Sự ký",tr. Basil Hall Chamberlain 1919) và Nihon Shoki năm 720 (日本書紀 "Nhật Bản thư kỷ", tr. William George Aston 1924), đều không đề cập đến Nữ hoàng Himiko. Vấn đề này gây ra một cuộc tranh luận không có hồi kết, và cho dù những người soạn những bộ sử này biết tới Himiko, họ có thể đã có chủ đích không viết về bà (Hideyuki 2005). Tuy nhiên, hai bộ sử này có viết về ba thầy tư tế của Hoàng tộc có nhiều nét trùng hợp với Himiko: Yamato-totohi-momoso, cô của Thiên hoàng Sujin (Thiên hoàng theo truyền thuyết thứ 10 của Nhật Bản, 97-30 TCN; Yamatohime-no-mikoto, con gái của Thiên hoàng Suinin (Thiên hoàng theo truyền thuyết thứ 11, 29 TCN-70 CN); và nữ Thiên hoàng Jingū (209-269 CE), vợ của Thiên hoàng Chūai (Thiên hoàng theo truyền thuyết thứ 14, 192-200 CE). Tuy vậy, những ngày tháng này không được thẩm tra về mặt lịch sử.

Một ngoại lệ đáng chú ý về lịch sử sơ khỏi Nhật Bản bỏ sót mất Himiko là Nihon Shoki đã trích dẫn "Ngụy chí" 3 lần. Năm 239, "Nữ vương [女王] nước Oa" cử sứ thần đến nước Ngụy; năm 240, họ trở về "với một sắc dụ cùng ấn và dải lụa "; vă năm 243, "Vương [王] nước Oa lại cử một vị trong thần làm sứ giả triều cống" (tr. Aston 1924:245-6). Điều này hé lộ việc người biên soạn Nihon Shoki đã cố tình bỏ qua phần đề cập đến Himiko trong "Ngụy chí".

Yamato-totohi-momoso-himemiko (倭迹迹日百襲媛命) (Oa Tích Tích Nhật Bách Tập viện mệnh), người cô tư tế của Thiên hoàng Sujin, được cho là đã tự sát sau khi biết rằng chồng mình là một con rắn thần lừa gạt. Kojiki không đề cập đến bà, nhưng Nihon Shoki tả lại bà là "cô của Thiên hoàng về phía họ nội, một người đàn bà đanh đá và thông minh, người có thể đoán trước tương lai" (tr. Aston 1924:156). Sau hàng loạt những thảm họa của đất nước, Thiên hoàng "tập hợp tám mươi vạn thần linh" và hỏi về tương lai. Yamato-totohi-momoso được Ōmononushi-nushi ("Thần của tất cả các thần và linh hồn") nhập vào và nói: "Tại sao Thiên hoàng lại đau buồn vì tình trạng nhiễu loạn của đất nước? Nếu người tôn kính thờ phụng chúng ta, thì đất nước tức khắc ổn định." Thiên hoàng hỏi: "Vị thần nào đang chỉ dẫn cho ta?" Câu trả lời là: "Ta là vị thần cư ngụ ở đất nước Yamato, tên ta là Oho-mono-nushi no Kami" (tr. Aston 1924:152). Trong khi việc thờ phụng vị thần (từ Núi Miwa) này "không hiệu nghiệm", Yamato-totohi-momoso đã sau đó lấy ông ta.

Sau đó, Yamato-toto-hi-momo-so-bime no Mikoto trở thành vợ của Oho-mono-nushi no Kami. Tuy vậy, vi thần này chưa bao giờ được thấy dưới ánh sáng ban ngày, mà chỉ vào ban đêm. Yamato-toto-hi-momo-so-bime no Mikoto nói với chồng mình: "Ta chưa bào giờ thấy tướng công vào ban ngày; ta không thể chiêm ngưỡng rõ ràng vẻ mặt oai phong của chống ta; ta cầu xin người có thể hoãn lại một chút, để ta có thể trông thấy vẻ uy nghi của khuôn mặt chàng. Vì thần tối cao trả lời: "Điều ngươi nói hoàn toàn đúng. Sáng mai, ta sẽ vào nhà vệ sinh của nhà ngươi và ở trong đó. Ta mong người sẽ không kinh hãi khi nhìn thấy hình dạng của ta." Yamato-toto-hi-momo-so-bime no Mikoto tự vấn con tim mình về điều đó. Chờ cho đến khi ngày đã tàn, bà nhìn vào phòng vệ sinh của mình. Ở đó có một con rắn nhỏ xinh đẹp, cũng dài và dày như sợi dây buộc quân áo. Ngay sau đó, bà hoảng sợ, và thốt ra lời cảm thán. Vị thần tối cao xấu hổ, đột ngột biến thành hình người, nói với vợ mình: "Người không biết dằn lòng mình lại, mà lại làm ta xấu hổ; ta sẽ khiến người phải xấu hổ." Đạp lên khoảng không vô tận, vị thần bay đến núi Mimoro. Đến đây Yamato-toto-hi-momo-so-bime no Mikoto nhìn lên hối hận. Bà thả mình xuống ghế, một chiếc đũa đâm xuyên qua bộ phận sinh dục của bà khiến bà qua đời. Bà được chôn cất tại Oho-chi. Sau đó người cùng thời gọi ngôi mộ của bà là Hashi no haka [Mộ đũa].

Địa điểm kofun Hashihaka (箸墓 "Trợ mộ") ở Sakurai, Nara có liên quan đến thần thoại này.

Yamatohime-no-mikoto (倭姫命) (Oa Cơ Mệnh), con gái của Thiên hoàng Suinin, được cho là người đã xây dựng Thần cung Ise cho Nữ thần mặt trời Amaterasu. Kojiki ghi lại bà là con thứ tư trong số năm người con của Suinin. "Yamato-hime uy nghiêm, (là tư tế của ngôi đền Ise)" (tr. Chamberlain 1919:227). Nihon Shoki cũng ghi lại giống như vậy về "Yamato-hime no Mikoto" (tr. Aston 1924:150) và cung cấp thêm nhiều chi tiết. Thiên hoàng giao nhiệm vụ cho Yamatohime tìm một vị trí lâu dài cho đền thờ Amaterasu, và sau khi lang thang nhiều năm, nữ thần mặt trời đã chỉ dẫn cho cô xây dựng đền tại Ise "nơi đầu tiên bà (Amaterasu) giáng trần" (tr. Aston 1924:176).

Hoàng hậu Jingū (hay Jingō 神功) (Thần Công) được cho là đã làm nhiếp chính sau khi chồng mình là Thiên hoàng Chūai qua đời (năm 200) cho đến khi con trai bà là Thiên hoàng Ōjin lên ngôi (Thiên hoàng theo truyền thuyết thứ 15, 270-310). Kojiki và Nihon Shoki cũng có ghi chép tương tự. Thiên hoàng Chūai muốn xâm lược Kumaso, và trong khi đang hỏi ý kiến các cận thần của mình, Jingū truyền đến một thông điệp của thánh thần rằng con trai mình thay vào đó nên xâm lược Silla. So sánh hai đoạn sau.

Công chúng oai nghiêm Okinaga-tarashi, lúc đó, bị thần nhập … đưa ra lời chỉ dẫn và khuyên bảo con trai mình: "Có một vùng đất ở phương Tây, và vùng đất đó chất đầy các kho báu làm lóa mắt người, từ vàng và bạc trở xuống. Ta giờ ban vùng đất đó cho nhà ngươi.

Vào lúc đó, một vị thần nhập vào người Nữ hoàng và chỉ dẫn bà nói: "Tại sao Thiên hoàng lại phiền muộn vì việc Kumaso không đến triều yết? Đó là một vùng đất thiếu trụ cột. Có đáng phải xuất quân tấn công nó không? Có một vùng đất tốt hơn, vùng đất của báu vật, có thể so sánh với sắc diện của mỹ nhân– vùng đất Mukatsu [đối diện], làm lóa mắt người. Trên vùng đất đó có vàng, bạc và tràn ngập màu sắc tươi vui. Đó gọi là vùng đất Silla có khăn trải giường từ "giấy dâu tằm". Nếu người thờ phụng ta đúng đắn, vùng đất này sẽ chịu thần phục tự nguyện, và lưỡi gươm của ngươi sẽ không phải dính máu.

Thiên hoàng nghĩ rằng vị thần này nói dối, vì ông chỉ nhìn thấy đại dương ở phía Tây, và sau đó chết, có thể ngay lập tức (Kojiki) hay sau khi xâm lược Kumaso (Nihon Shoki). Jingū được cho là đã phát hiện ra mình có mang, tự mình lên kế hoạch và tiến đánh Silla thắng lợi, hạ sinh vị Thiên hoàng tương lai, và trở về cai trị Yamato. Nihon Shoki thêm vào rằng vì Jingū muốn biết vị thần nào đã nguyền rủa Chūai, bà xây dựng một đền thờ, giải tán cơ quan tư tế", và nghe các vị thần nói lộ ra việc của mình khi đi từ Ise (Amaterasu) và Mukatsu (lãnh thổ Triều Tiên chưa biết tên). Mặc dù lịch sử thần thoại Kojiki và Nihon Shoki cho rằng Jingū là Nữ hoàng đầu tiên của Nhật Bản, các nhà sử học thời kỳ Meiji loại bà ra khỏi Danh sách Thiên hoàng Nhật Bản, do đó Thiên hoàng Suiko (593-628) trở thành Nữ hoàng đầu tiên có thể thẩm tra được trong lịch sử Nhật Bản.

Nguồn Triều Tiên

Sách sử cổ nhất của Triều Tiên, the 1145 Samguk Sagi (三國史記 "Tam Quốc sử ký") ghi lại rằng Nữ hoàng Himiko đã cử sứ thần đến Adalla của Silla vào tháng 5 năm 172. Tính chính xác của đoàn sứ thần thế kỷ thứ 2 này là không chắc chắn, vì Samguk Sagi được viết những 10 thế kỷ sau đó.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Himiko http://secure.britannica.com/eb/article-9040496/Hi... http://books.google.com/books?id=1IJrNAKBpycC&dq=s... http://www.guide2womenleaders.com/japan_heads.htm http://www.sacred-texts.com/shi/kj/index.htm http://www.trussel.com/prehist/news186.htm http://www.hgeo.h.kyoto-u.ac.jp/soramitsu/southeas... http://www.nanzan-u.ac.jp/SHUBUNKEN/publications/j... http://www.nanzan-u.ac.jp/SHUBUNKEN/publications/j... http://www.nanzan-u.ac.jp/SHUBUNKEN/publications/j... http://www.kanku-city.or.jp/yayoi/1_2.html